Chỉ cái tên kính cường lực cũng nói lên khả năng chịu được tác động ngoại lực rất lớn của kính, tuy nhiên nếu biết một cái tên khác của kính cường lực là kính tôi nhiệt (tempered glass) thì bạn sẽ dễ dàng hình dung ra kính cường lực là thế nào.
Kính cường lực là kính thông thường được tôi nhiệt lên tới ngưỡng 680-700 độ C và được làm nguội nhanh bằng khí mát. Quá trình làm nguội được tăng tốc để tăng độ nén bề mặt kính (tăng độ cứng) làm tăng khả năng chịu lực, chịu va đập mạnh và chịu nhiệt tốt hơn. Tiến trình tôi nhiệt này sẽ làm kính cứng hơn gấp 4-5 lần so với kính thông thường chưa xử lý nhiệt.
Kết quả là kính cường lực sẽ ít có khả năng bị vỡ do thay đổi nhiệt độ. Kính thường khi vỡ ra sẽ tạo thành nhiều mảnh sắc nhọn và nguy hiểm. Nhưng kính cường lực khi vỡ ra sẽ “vụn như ngô”, do đó hạn chế tối đa tính sát thương của kính.
Kính cường lực cứng đến nỗi nếu bạn cầm chày (không phải búa sắt nhé) đập vào bề mặt kính có độ dày 12mm-19mm thì gần như không thể vỡ.
Ứng suất bề mặt của kính cường lực 12mm là trên 81 MPa (tức là >810 Bar). Để tiện so sánh, áp suất của lốp sau xe máy là 2,5 Bar (thường gọi là 2,5 kg), trong khi đó ứng suất bề mặt của kính cường lực 12mm lên đến 810 Bar (gấp hơn 300 lần).
Nhận biết kính cường lực
Bạn có thể quan sát cạnh của tấm kính cường lực bao giờ cũng được mài và bo tròn chứ không vuông vức sắc cạnh như kính thông thường.
Thêm một cách nữa bạn dùng chiếc búa nhỏ gõ nhẹ vào tấm kính thì kính cường lực bao giờ cũng có tiếng vang hơn, tuy nhiên cách này không nên thử vì nếu quá mạnh sẽ dễ bị vỡ cả tấm.
Kính cường lực khác kính dán an toàn như thế nào?
Kính dán an toàn (Laminated Glass): được tạo ra bằng cách dán 2 hoặc nhiều lớp kính nguyên liệu thông thường vào với nhau. Giữa các 2 lớp kính là một lớp phim PVB. Nhờ có những lớp phim này mà khi bị vỡ, các mảnh vỡ này được giữ lại, không văng ra gây nguy hiểm. Với các loại phim khác nhau có thể tạo ra được nhiều chủng loại kính như kính trong,kính màu, kính phản quang,… Kính dán sau khi hoàn thành có thể tiếp tục gia công (cắt, khoan, mài,…) nên có thể sản xuất hàng loạt.
Ưu điểm
- Kính cường lực có độ cứng cao, khả năng chịu lực – chịu va đập tốt, chống rung hiệu quả. Với ưu điểm nổi bật này nên kính cường lực thường được ứng dụng làm vách kính văn phòng, vách kính mặt dựng các tòa nhà cao tầng, cửa thủy lực, cabin tắm kính, lan can cầu thang kính,…
- Cách âm cách nhiệt tốt.
- Kính cường lực được đánh giá rất cao so với các loại vật liệu xây dựng khác trong lĩnh vực xây dựng. Nó mang lại vẻ tinh tế, sang trọng, mang phong cách hiện đại chuyên nghiệp cho công trình.
- An toàn, Giảm sát thương khi vỡ: Kính cường lực rất khó vỡ, chỉ khi chịu lực tác động hoặc áp lực nhiệt quá lớn ( gấp nhiều lần so với kinh thông thường) thì kính mới vỡ. Khi kính vỡ thì sẽ bị phân tán thành những hạt nhỏ rời nhau, các cạnh sắc bị mài mòn và vô hại. Người dùng cũng không phải lo về vấn đề thoát hiểm khi hỏa hoạn do kính luôn được trang bị khả năng thoát hiểm.
- Chống thay đổi nhiệt độ đột ngột. Kính cường lực có tính năng chịu nhiệt độ thay đổi đột ngột rất cao, nhiệt độ chênh lệch khi thay đổi có thể lên tới 150oC mà không bị nứt. Điều này là không thể với kính nối thông thường (50oC).
Khuyết điểm
- Mặc dù trường hợp nổ vỡ kính tự nhiên rất rất hiếm song vẫn tạo cho người dùng những lo lắng nhất định.
- Kính cường lực cũng là kính, vì thế nó có dạng trong và sáng nên sẽ nhanh bẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên.
- Nếu sử dụng quá nhiều kính cường lực trong phòng dễ gây hiệu ứng thừa sáng hoặc hiệu ứng nhà kính – thừa nhiệt.
- Kính cường lực không thể tái gia công như kính thông thường, một khi đã định hình và tôi nhiệt thì sẽ kính giữ nguyên hình dạng đó và không thể cắt nhỏ hay thay đổi kích thước được nữa. Mài cạnh hay khoan lỗ gia công đều phải thực hiện trước khi tiến trình tôi nhiệt bắt đầu.
Ứng dụng của kính cường lực trong cuộc sống và xây dưng