5 lỗi trong tư vấn và thiết kế tủ bếp
Ở giai đoạn này gia chủ sẽ tìm hiểu về chất liệu và giải pháp cho gian bếp của gia đình. Các đơn vị tư vấn thiết kế sẽ căn cứ vào không gian thực tế và nhu cầu của gia chủ. Để đưa ra phương án thiết kế và bố trí chức năng tủ bếp sao cho hợp lý nhất. Vì vậy, đây chính là giai đoạn đầu tiên và định hình cho sản phẩm. Gia chủ nên cân nhắc và nghe theo lời khuyên từ các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Đừng vì sở thích cá nhân hoặc cắt giảm chi phí mà gặp phải các lỗi sau nhé!
Chọn chất liệu không phù hợp
Việc chọn chất liệu có thể là công đoạn làm tốn kém thời gian nhất. Nó cũng quyết định tới độ bền chắc và vẻ đẹp tuổi thọ của bộ tủ bếp. Một chất liệu không phù hợp có thể làm cho gian bếp kém sắc và tuổi thọ không được lâu dài.
Cơ bản trên thị trường hiện nay đang có các dòng chất liệu sau như: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhựa ,nhôm và inox. Hầu hết các loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp không chống ẩm đều không tồn tại lâu được trong môi trường bếp ẩm và có mốt.
Vì vậy vấn đề chọn vật liệu là khâu vô cùng quan trọng
Bố trí công năng không hợp lý
Bố trí công năng ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm sử dụng. Một thiết bị hay một phụ kiện không được đặt đúng chỗ cũng có thể làm cho quá trình nấu nướng rối tung lên. Công năng ở đây bao gồm nhiều phần như:
- Sắp xếp tam giác bếp. Cân đối giữa vị trí và khoảng cách giữa tủ lạnh – chậu rửa – bếp.
- Ngoài ra, còn phần bố trí đường điện và đường nước. Đường điện cần được đi thích hợp và đảm bảo số ổ cắm điện cần thiết với nhu cầu sử dụng. Đường nước cần được thi thẳng và gọn gàng bên phía khoang chậu rửa.
Thiết kế tủ bếp thiếu sáng
Ánh sáng cũng chính là một thứ xa xỉ trong căn nhà. Một gian bếp thiếu sáng sẽ làm quá trình nấu nướng trở nên nguy hiểm. Nếu không đủ ánh sánh tự nhiên, hãy lắp đặt các hệ thống đèn trần hoặc đèn led phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Không bố trí hệ thống hút mùi
Nhiều gia đình để tiết kiệm chi phí mà không lắp đặt máy hút mùi, hoặc lựa chọn qua loa các loại máy hút rẻ tiền. Hệ thống hút mùi cũng cực kỳ quan trọng đặc biệt với những phòng bếp liền phòng khách. Bạn thấy sao khi mùi đồ ăn cứ bám riết và vương vấn trong không gian nhà bạn.
Kích thước tủ bếp không hợp với người dùng
Tủ bếp có kích thước tiêu chuẩn. Nhhưng mỗi người sử dụng lại có chiều cao khác nhau. Vì vậy hãy căn cứ vào chiều cao của thành viên hay sử dụng bếp nhất để làm theo. Tránh việc bất tiện trong quá trình sử dụng.
Tủ bếp dưới có chiều cao là 810mm – 860mm – 890mm. Tương ứng với chiều cao trung bình của người phụ nữ là 1m50 – 1m60 – 1m70. Khoảng cách giữa 2 khối tủ thường là 600mm – 650 mm để không che khuất tầm nhìn, cũng như đảm bảo cho việc lấy đồ ở tủ trên.
=> Tất cả các lỗi trên sẽ được xử lý êm đẹp nếu như bạn và đơn vị thiết kế có thể trao đổi bàn bạc một cách kỹ lưỡng nhất. Và tất nhiên là bạn nên tìm đơn vị chuyên nghiệp và có trình độ.
8 lỗi trong thi công và lắp đặt tủ bếp
Ở giai đoạn này, các lỗi thường gặp chủ yếu là do yếu tố kỹ thuật đến từ trách nhiệm nghề nghiệp và tay nghề của đội thợ thi công. Nếu gặp phải đơn vị thi công không có trách nhiệm và yếu kém. Thì chắc chắn bạn hãy để ý và yêu cầu đơn vị đó chỉnh sửa ngay lập tức các lỗi sau:
Thùng tủ lắp bị lệch và cánh tủ vênh
Trong quá trình lắp đặt, nhiều đơn vị thi công không chuẩn sẽ làm các khoang tủ có cao độ khác nhau. Bên thì cao bên thì thấp làm cho mặt đá bị dốc. Hoặc là việc đấu nối giữa các khối tủ bị lệch gây hở khoảng rộng gây mất thẩm mỹ.
Lắp đặt thùng tủ lệch hoặc bắt bản lề không đúng sẽ làm vênh cánh tủ. Cánh tủ có thể bị cánh cao cánh thấp khiến việc mở ra không được nhẹ nhàng và làm cánh tủ nhanh hỏng hơn.
Lộ vít liên kết tủ gây mất thẩm mỹ
Tủ được đấu nối bằng các loại vít bắt chuyên dụng. Tuy nhiên nếu bắt ở vị trí không đúng sẽ làm lộ vít mất vẻ đẹp của thùng tủ. Không nên bắt vít lộ, cần khoan vít ở các vị trí khuất dưới bản lề hoặc dưới phụ kiện tủ để tủ được đẹp hơn.
Lắp thiết bị không phù hợp kích thước
Việc đo đạc không kỹ hoặc cung cấp thông tin thiết bị không chính xác có thể gây nên tình trạng thiết kế tủ bị lệch so với kích thước của thiết bị. Từ đó có thể xảy ra trường hợp lắp thiết bị không vừa hoặc là lọt thỏm bên trong khoang tủ. Hãy bàn bạc và trao đổi thật kỹ với đơn vị thi công để không xảy ra tình trạng này
Khoét sai lỗ đá đặt chậu hoặc bếp
Ngoài sai kích thước tủ, còn có tình trạng khoét sai kích thước bàn đá đặt chậu hoặc bếp. Nếu khoét nhỏ hơn có thể chỉnh lại, nhưng nhỡ trường hợp khoét sai thì có thể sẽ phải thay cả tấm đá mới.
Lắp vành chậu lồi lên trên mặt bàn đá
Do thiết kế cũ nhiều gia chủ vẫn đặt chậu dương trên mặt bàn đá nên khi rửa và dọn dẹp không thể gạt nước từ mặt bàn xuống phần chậu được do vướng phải vành chậu rất bất tiện.
Bơm keo silicon không kỹ gây rỉ nước từ bàn đá xuống tủ
Vấn đề bị rỉ nước xuống tủ dưới rất nhiều gia đình gặp phải. Nó có thể do bị hở chỗ thoát nước của chậu rửa. Hay cũng có thể là do việc gắn keo silicon giữa chậu và mặt bàn đá hoặc giữa bàn đá với kính bếp không được chắc chắn. Nước có thể lên qua chỗ hở silicon để ngấm xuống tủ gây hỏng và sập xệ tủ nhanh hơn.
Không vệ sinh bủi bẩn khi lắp ray trượt làm ray trượt không mượt và nhanh hỏng
Vấn đề này rất nhiều đơn vị thi công mắc phải. Theo các đơn vị chuyên nghiệp, thường sẽ lắp đặt xong phần tủ, vệ sinh gọn gàng sau đó mới lắp phần phụ kiện và thiết bị. Nếu lắp phụ kiện trước khi hoàn thiện tủ, có thể dẫn tới tình trạng bụi bẩn bám vào ray kéo gây hư hại và sử dụng sẽ không được trơn tru.
Chọn sai thông số của phụ kiện tủ bếp
Ngoài phụ kiện như giá kệ inox cho tủ bếp còn có phần bản lề hay piston và tay nâng ít khi được mọi người để ý. Chúng đều có thông số riêng phù hợp với từng loại chất liệu. Lắp đặt sai thông số có thể gây hại cho cánh tủ làm cong vênh cánh nhanh hơn.